Gia tăng thách thức ngành chế biến thực phẩm

Gia tăng thách thức ngành chế biến thực phẩm

(Tổ Quốc) –Sự cạnh tranh, áp lực giá cả, toàn cầu hóa chuỗi cung ứng và yêu cầu từ người tiêu dùng… là những vấn đề, thách thức mà ngành chế biến thực phẩm đang phải đối mặt.    bộ biến dòng AC sang 4-20mA 

 

Gia tăng thách thức ngành chế biến thực phẩm - ảnh 1Toàn cảnh hội nghị xúc tiến xuất khẩu  sản phẩm gia cầm Việt Nam

Sáng ngày 1/7, tại TP.HCM đã diễn ra lễ ra mắt “Dự án an toàn thực phẩm” của IFC – thành viên của nhóm Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam và hội nghị “Xúc tiến xuất khẩu sản phẩm gia cầm Việt Nam”.      bộ đo mức xi măng 

Dự án an toàn thực phẩm của IFC tập trung cải thiện các vấn đề về an toàn thực phẩm tại Việt Nam từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm cuối cùng trong toàn bộ quy trình sản xuất chế biến thực phẩm. Nâng cao chất lượng thực phẩm, mở rộng thị trường, giảm chi phí và đóng góp vào việc đảm bảo an ninh lương thực.

Bà Sarah Ockman-Giám đốc Chương trình An toàn thực phẩm toàn cầu của IFC, cho biết trong ba năm tới, dự án này sẽ hỗ trợ các công ty chế biến nông sản và thực phẩm cùng chuỗi giá trị của mình cải thiện an toàn thực phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

“Theo đó, các doanh nghiệp có thể giữ được các khách hàng quan trọng cũng như tiếp cận các thị trường xuất khẩu mới, nơi mà các yêu cầu về chứng nhận quản lý an toàn thực phẩm là điều kiện tiên quyết. Dự án còn hỗ trợ xây dựng năng lực cho ngành qua các chương trình nâng cao nhận thức và đào tạo phát triển đội ngũ chuyên gia về an toàn thực phẩm trong nước” – Bà Sarah Ockman nhấn mạnh .    bộ báo mức đầy mức cạn 

Còn theo ông Nguyễn Xuân Dương – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT, mục tiêu chiến lược của ngành chăn nuôi Việt Nam là phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa và hướng đến xuất khẩu với các sản phẩm chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và giá thành cạnh tranh.

Gia tăng thách thức ngành chế biến thực phẩm - ảnh 2Giết mổ gia súc, gia cầm không phép ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe người tiêu dùng và hạn chế cơ hội tham gia vào các chuỗi cung ứng hiện đại của các doanh nghiệp thực phẩm. (một cơ sở mổ heo không phép tại TP. Biên Hòa, Đồng Nai)

“Để đạt mục tiêu này, sản xuất chăn nuôi sẽ được tổ chức lại theo chuỗi liên kết, gắn kết các khâu giết mổ, chế biến với kết nối thị trường, trong đó áp dụng các quy trình chăn nuôi tiên tiến, an toàn như VietGAP, Global GAP…” – ông Nguyễn Xuân Dương cho biết thêm.

Cũng tại buổi lễ, IFC ký kết thỏa thuận tư vấn với Công ty Cổ phần Bel Gà – công ty gia cầm hàng đầu ở Việt Nam. Theo đó, IFC sẽ giúp các trang trại gia cầm độc lập trong chuỗi khách hàng của Bel Gà thực hiện chứng nhận GLOBALG.A.P. tại 54 nhà nuôi gà. Ngoài ra IFC giúp các hoạt động tại các trang trại đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn sinh học, cùng các tiêu chí khác.    bộ chia tín hiệu 4-20mA 

Về vấn đề an toàn thực phẩm ông Kay De Vreese – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bel Gà, cho biết công tác vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng đóng vai trò quan trọng tại Việt Nam. Việc xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm minh chứng cho cam kết mạnh mẽ của Bel Gà trong việc sản xuất sản phẩm gia cầm an toàn, giá cả hợp lý và truy xuất được nguồn gốc cho người tiêu dùng.

Theo thống kê, tiêu dùng thực phẩm trong nước của Việt Nam chiếm khoảng 15% GDP với tốc độ tăng trưởng gần 18% mỗi năm. Tuy nhiên, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm thấp và chưa thích hợp đang cản trở tiềm năng phát triển của ngành chế biến thực phẩm,  ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe người tiêu dùng, hạn chế cơ hội tham gia vào các chuỗi cung ứng hiện đại của các doanh nghiệp thực phẩm.

GIA THANH

Nguồn: Báo Tổ Quốc

Chia sẻ bài viết


null

Chất lượng

null

Số lượng

null

Vận chuyển

null

Hỗ trợ kỹ thuật